Top 10 Rủi Ro Khi Kinh Doanh Trà Sữa Bạn Cần Biết

Đánh giá bài viết

Trà sữa từ lâu đã trở thành một trong những loại đồ uống quen thuộc được yêu thích bởi hầu hết mọi người. Chính vì nguyên nhân này mà có rất nhiều hàng trà sữa ra đời. Tuy nhiên, không phải ai mở quán trà sữa cũng thành công thu hút khách hàng. Vậy, để tránh gặp phải những rủi ro khi kinh doanh trà sữa thì bạn cần lưu ý đến những điểm sau đây.

Top 10 rủi ro khi kinh doanh trà sữa
Top 10 rủi ro khi kinh doanh trà sữa

1. Tại sao nên cân nhắc tính rủi ro khi kinh doanh trà sữa?

Kể từ khi xuất hiện, trà sữa đã tạo ra cơn sốt lớn trên thị trường đồ uống. Một loạt các thương hiệu lớn nhỏ ra đời để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt của thị trường lúc bấy giờ. Không chỉ dừng lại ở đó, các thương hiệu này còn nhượng quyền kinh doanh để mở rộng chuỗi hệ thống của mình. Bên cạnh đó còn hàng ngàn các quán trà sữa kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình,… Dù vẫn là thức uống được ưa thích nhưng khi có quá nhiều sự lựa chọn, khách hàng đa phần sẽ lựa chọn thương hiệu lớn.

Chính vì vậy, việc cân nhắc tính rủi ro khi kinh doanh trà sữa sẽ giúp bạn:

  • Chủ động hơn trong việc xử lý các vấn đề như tìm những biện pháp làm giảm thiểu nguy cơ xấu, khai thác chúng tạo nên các cơ hội mới trong kinh doanh.
  • Có các biện pháp xử lý cụ thể, nếu có phát sinh tình huống xấu thì bạn cũng dễ dàng đối phó kịp thời. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn.
  • Quản trị rủi ro nên được thực hiện trên tất cả các mặt. Mang tính thực tiễn và khả thi khi áp dụng. Hạn chế được những thay đổi bất ngờ, ngoài kế hoạch kinh doanh.
  • Cân nhắc rủi ro khi mở quán trà sữa giúp bảo đảm hoạt động kinh doanh được suôn sẻ, thuận lợi hơn. Từ đó, kết quả nhận về cũng tốt hơn.

Bạn cần xác định được cách thức kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, vị trí kinh doanh và vốn kinh doanh của bạn phải sẵn sàng. Đặc biệt bạn phải chú trọng đến kế hoạch kinh doanh. Nếu hợp lý, bạn có thể xây dựng thương hiệu riêng, thậm chí nhượng quyền thành công. Nếu không bạn bị knock out khỏi cuộc chơi.

2. Những rủi ro khi kinh doanh trà sữa ai cũng phải biết

Kinh doanh trà sữa thường gặp phải những rủi ro gì? Bạn thường lo lắng sẽ gặp phải những vấn đề gì? Hy vọng một chút chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro khi  kinh doanh trà sữa không đáng có.

2.1 Đồ uống không ngon, không hợp khẩu vị

Chất lượng, hương vị kém hấp dẫn chính là một trong những rủi ro khi mở quán trà sữa mà bất cứ ai cũng cần quan tâm. Rủi ro tiềm ẩn ở đây là trường hợp sản phẩm của bạn dở tệ, không ngon hoặc không có gì đặc biệt so với những quán khác. Khách hàng chỉ mua một lần và không có dự định mua thêm lần nào khác. Nguyên nhân có thể là do cách pha chế gặp vấn đề, dẫn đến hương vị trở nên kém đi. Không một khách hàng nào muốn bỏ tiền ra để thưởng thức một ly trà sữa kém chất lượng cả.

Biện pháp giải quyết vấn đề này là cần theo dõi, kiểm tra chất lượng nguyên liệu thường xuyên để đảm bảo chất lượng ly trà sữa tốt nhất. Hơn nữa, bạn cũng cần kiểm tra, nâng cao tay nghề của pha chế một cách thường xuyên. Bởi chỉ một sai sót trong lúc pha chế cũng làm cho hương vị khác đi, thậm chí là trở nên rất tệ.

Trà sữa thái vị dâu
Chất lượng đồ uống không ngon

2.2 Nguyên vật liệu đầu vào kém chất lượng

Với nguyên vật liệu kém chất lượng chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hương vị trà sữa của bạn. Rủi ro là sản phẩm làm ra cũng bị giảm chất lượng, hình thức không bắt mắt. Người dùng có thể nhận biết được sự khác biệt và so sánh với những nơi bán khác. Kéo theo số lượng khách hàng giảm, doanh thu giảm.

Nguyên nhân của điều này có thể đến từ việc quán trà sữa ưu tiên nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp giá rẻ, không đảm bảo chất lượng nhằm giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.

Để giải quyết điều này, việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, có chất lượng tốt là điều cần thiết mà chủ cửa hàng trà sữa cần thực hiện. Hơn nữa, cửa hàng của bạn cũng cần theo dõi chặt chẽ thời hạn sử dụng của từng loại nguyên liệu, đảm bảo không sử dụng nguyên liệu đã hết hạn.

Nguyên liệu trà sữa kém chất lượng
Nguyên liệu trà sữa kém chất lượng

2.3 Bị sao chép công thức kinh doanh

Trong kinh doanh, “công thức” luôn là vũ khí quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất của một thương hiệu hay doanh nghiệp. Đối với các quán mới kinh doanh, chưa có tên tuổi, họ không đảm bảo được các cam kết bảo mật giữa chủ và nhân viên, dẫn tới các công thức bị sao chép. Điều này sẽ là một cú đánh cực lớn vào thương nghiệp nếu bạn không tìm ra được biện pháp khắc phục.

Cách giải quyết, bạn nên ghi rõ các thỏa thuận bảo mật trong hợp đồng ngay khi ký kết với nhân viên.

2.4 Không cập nhật xu hướng trà sữa mới

Bạn đang làm theo kiểu truyền thống. Bạn không cập nhật xu hướng mới để có những phản ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ đó, gây sự nhàm chán cho khách hàng bởi thực đơn cũ, phong cách trang trí cũ. Không có gì mới mẻ để hấp dẫn khách hàng so với những quán chịu đầu tư đổi mới. Dẫn đến mất khách hàng, doanh thu giảm.

Cách giải quyết, quán trà sữa của bạn có thể thủ tạo nên các hương vị trà sữa mới, bởi sự độc – lạ luôn là điều vô cùng thu hút đối với giới trẻ. Đặc biệt trong lĩnh vực trà sữa, những loại topping đóng vai trò không nhỏ tạo nên sự thành công của một thương hiệu. Tại sao bạn không đưa ra những loại topping hoàn toàn mới để thu hút sự quan tâm của khách hàng của mình, biết đâu sẽ đem lại hiệu quả rất lớn đấy.

Cập nhật xu hướng trà sữa mới
Cập nhật xu hướng trà sữa mới

2.5 Yếu trong cách tiếp thị

Quảng bá, tiếp thị là một phần không thể thiếu đối với việc kinh doanh trà sữa trong thời buổi hiện nay.

Rủi ro khi mở quán trà sữa không làm tiếp thị có thể gặp là thương hiệu quán ít người biết đến. Ngoài ra, không có chương trình khuyến mãi sẽ không thúc đẩy được nhiều người mua hàng. Hoặc nếu bạn yếu trong việc làm marketing, bạn có thể tiêu tốn nhiều chi phí mà hiệu quả mang lại thấp, không như mong muốn.

Cách giải quyết, có rất nhiều cách để giúp khách hàng biết đến thương hiệu, quán trà sữa của bạn. Bạn có thể thực hiện đặt hàng trên các nền tảng mạng xã hội hoặc ứng dụng đặt trà sữa phổ biến hiện nay. Đó là một cách để tiếp cận với giới trẻ – đối tượng khách hàng lớn nhất khi kinh doanh bán trà sữa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể in các áp phích để dán ở những địa điểm đông người, dễ dàng thu hút sự chú ý. Ngoài ra, Inox Xuyên Á gợi ý cho bạn một số chiến lược tiếp thị khác như: mời dùng thử, chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng kèm, phát tờ rơi,… để tiếp cận khách hàng.

Cách tiếp thị kinh doanh trà sữa
Cách tiếp thị kinh doanh trà sữa

2.6 Hệ thống quản lý tại chỗ yếu kém

Hệ thống quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành quán trà sữa. Bạn nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra cách làm việc của nhân viên. Thứ nhất, bảo đảm nhân viên được đào tạo bài bản về quy trình làm việc. Thái độ khi phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Thứ hai, đảm bảo nhân viên có tính trung thực, giữ gìn tài sản chung của quán. Nếu cách quản lý không tốt có thể dẫn đến những hậu quả như thất thoát tài sản, khách hàng khó chịu về cách phục vụ của nhân viên,… Từ đó, gây mất khách, giảm doanh thu, hao hụt tài sản, nguồn vốn.

2.7 Thiếu kế hoạch kinh doanh chi tiết

Khi bắt đầu bán trà sữa, chúng ta nên lập kế hoạch chi tiết. Một bản kế hoạch kinh doanh thường bao gồm: tầm nhìn, mục tiêu, chi phí đầu tư, ngân sách, tiếp thị, các vấn đề tiềm ẩn, cạnh tranh…

Bởi vì không phải tất cả các kế hoạch đều diễn ra suôn sẻ nên việc chuẩn bị các bước chi tiết là điều cần thiết khi bắt đầu kinh doanh. Trong trường hợp bạn chưa đưa ra được một kế hoạch chi tiết cho mình, đừng ngần ngại tham khảo những người đi trước, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này.

Lập kế hoạch kinh doanh trà sữa
Lập kế hoạch kinh doanh trà sữa

2.8 Lựa chọn vị trí không phù hợp

Cha ông ta đã có câu “Thiên thời địa lợi nhân hòa”. Có thể nói, vị trí và mặt bằng kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của một cửa hàng. Dù cửa hàng của bạn có hoàn hảo đến đâu, nhưng nếu vị trí của quán ở lối rẽ hay những góc khuất, sẽ chẳng ai để ý đến bạn để bạn có được lực lượng khách hàng đông đảo.

Vì vậy, bạn cần lưu ý chọn lựa vị trí sao cho phù hợp để khách hàng dành thời gian bên trong cửa hàng , quán của mình. Chọn một khu vực đông đúc có lượng người qua lại cao và nhiều chỗ đậu xe có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho cửa hàng, hàng quán của bạn.

Vị trí quán trà sữa
Vị trí quán trà sữa

2.9 Chi tiêu vượt mức doanh thu

Mục đích kinh doanh cuối cùng luôn là lợi nhuận. Nếu công việc kinh doanh trà sữa của bạn đang ở tình trạng chi nhiều hơn thu, bạn nên nghiên cứu lại và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình. Các vấn đề có thể dẫn đến việc chi tiêu vượt mức dự kiến có thể là lãng phí nguyên vật liệu, thuê nhiều nhân viên so với mức cần thiết, chi các khoản không cần thiết, mức giá bán không hợp lí,…

Để xử lý rủi ro này, bạn nên có quy trình, quy định cụ thể để nhân viên tuân theo. Tính toán kỹ lưỡng lại về mức giá bán ra. Hạn chế mất tiền vào các khoản không có ích lợi gì cho việc kinh doanh của bạn. Cân nhắc lại vị trí nào thực sự cần nhân sự, tránh người làm nhiều, làm ít.

Trên đây là những chia sẻ về rủi ro khi kinh doanh trà sữa bạn cần lưu tâm để việc kinh doanh trà sữa của bạn diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, để đặt đóng xe bán trà sữa, khách hàng vui lòng gọi điện trực tiếp theo Hotline: 0966.220.995 để được tư vấn chi tiết nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp các cơ sở Inox Xuyên Á để xem sản phẩm:

Thông tin liên hệ:

INOX XUYÊN Á – XE BÁN HÀNG SỐ 1 VIỆT NAM

Hotline: 0966.220.995

E-mail: inoxxuyena@gmail.com

Địa chỉ:

122/17 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Tân bình, TP.HCM

122/23 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Tân bình, TP.HCM