Hướng dẫn cách làm 3 loại bánh mì que chuẩn vị đông khách

5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh món bánh mì truyền thống quen thuộc, người dân Sài Gòn còn “mê đắm” chiếc bánh mì que có hình dáng thon dài với lớp vỏ bánh xốp giòn và nhân pate béo thơm ngon không thể tả. Sau đây là công thức làm món bánh mì que chuẩn vị thu hút thực khách ngay từ lần đầu nếm thử. Cùng khám phát ngay nhé!

Bánh mì que
Bánh mì que – Món ngon lâu đời mang đậm hương vị Việt Nam

1. Bánh mì que – Món ngon lâu đời mang đậm hương vị Việt Nam

Bánh mì que không còn là cái tên xa lạ đối với mọi người. Ngày nay, bánh mì que dễ dàng được thấy tại các quán bán bánh mì vỉa hè, đường phố thậm chí là ở trong siêu thị. Trong kinh doanh các món ăn vặt hiện nay thì việc kinh doanh bánh mì que lại lợi nhuận nằm trong top.

Bánh mì que có xuất xứ du nhập từ nước Pháp, khi vào Việt Nam được chế biến theo phong cách và khẩu vị người Việt. Không chỉ ở Hải Phòng nổi tiếng với bánh mì que giòn ngon mà Đà Nẵng cũng tạo nên món bánh mì thu hút thực khách ngay từ lần đầu nếm thử.

Bánh mì que với hương vị tuyệt hảo, hấp dẫn, giá cả hợp lý đáp ứng đủ 3 tiêu chí: “Sạch – Ngon – Chất Lượng”. Đảm bảo quy trình chế biến thơm ngon, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng và hương vị tuyệt hảo. Không chỉ là món ăn yêu thích của giới trẻ hiện nay mà bánh mì que còn là món ăn được giới văn phòng lựa chọn, nhằm mục đích chống đói giữa giờ làm việc hay khởi đầu một ngày mới năng động mà không phải lo lắng về vấn đề tăng cân hay cholesterol.

2. Có những loại bánh mì que nào? Hướng dẫn chi tiết cách làm

Bánh mì que là một món bánh khá nổi tiếng, có các loại bánh mì que rất được yêu thích như: Bánh mì que Pháp gần gũi với khẩu vị người Châu Á và vị tương ớt cay cay kích thích vị giác, làm bạn muốn ăn thêm nhiều nữa. Bánh mì que Hải Phòng thì nổi tiếng bánh mì que cay còn bánh mì que Đà Nẵng thì nổi tiếng bánh mì que pate. Tùy vào mỗi vùng miền sẽ có một công thức đặc trưng, hương vị riêng nhưng đều hấp dẫn, thơm ngon khiến thực khách yêu thích.

2.1 Bánh mì que Pháp

Bánh mì que Pháp có hương vị pate thơm béo từ gan, hòa quyện cùng vị cay của ớt đánh mạnh vào cả 3 giác quan: thị giác, xúc giác và cả khứu giác của ngon người tạo nên ấn tượng khó quên khi ăn.

Bánh mì que Pháp
Bánh mì que Pháp

a. Hướng dẫn làm vỏ bánh mì que Pháp

Nguyên liệu

  • 200g bột mì
  • 25g đường
  • 120g sữa tươi không đường
  • 30g bơ ở nhiệt độ phòng
  • 3g men khô
  • Nửa thìa cà phê muối
  • 1 quả trứng
  • Mè đen

Hướng dẫn cách làm

Bước 1: Đặt 1 cái rây lọc trên 1 chiếc bát, sau đó các bạn rây lọc phần bột sao cho mịn

Bước 2: Trộn đều phần men cùng đường, muối vào và nhồi cho đến khi bột thành 1 khối đồng nhất

Bước 3: Cho từ từ và lần lượt từng miếng bơ vào nhồi đến khi bột mịn và không dính. Sau đó các bạn nên để bột nghỉ trong khoảng thời gian 30 phút

Bước 4: Lấy từng cục bột và cán mỏng thành các hình chữ nhật, sau đó dùng cọ trứng phết đều lên bề mặt miếng bột.

Bước 5: Các bạn kết hợp rắc mè phủ kín lên khắp miếng bột. Có thể kết hợp sử dụng cả mè đen và mè trắng đều được. Sau đó sử dụng dao sắc và tạo hình cắt bột thành những sợi dài chiều ngang trung bình khoảng 1cm sau đó cho vào bếp nướng. Sau 15 -20 phút kết thúc quy trình làm bánh mì que Pháp ngon.

b. Hướng dẫn làm nhân pate bánh mì que Pháp

Nguyên liệu:

  • 200 gram mỡ heo
  • 400 gram gan heo
  • 50 ml sữa tươi không đường
  • 200 gram thịt heo nạc xay
  • 50g hành củ, 1 củ hành tây, 1 củ tỏi
  • Các loại gia vị: dầu ăn, nước mắm, bột nêm, hạt tiêu, muối, ớt

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn các loại dụng cụ cần để phục vụ cách làm bánh mì pate như: máy xay, bếp gas, nồi, chảo chống dính, bát đũa,…

Hướng dẫn cách làm 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế gan heo

Trước tiên, hãy rửa gan heo dưới vòi nước sạch cho đến khi sạch máu và chất bẩn. Sau đó, thái gan heo thành từng lát. Cho toàn bộ gan lợn vào bát to sữa tươi, ngâm khoảng 2 tiếng, sau đó vớt ra và rửa lại 1 lần nữa cùng nước sạch.

Tiếp tục cho gan heo vào bát nước muối loãng, ngâm từ 5 – 10 phút rồi lại rửa cùng nước sạch. Quá trình ngâm rửa kĩ sẽ giúp chúng được loại bỏ hoàn toàn mùi khó chịu.

Ướp phần gan heo với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1/2 thìa tiêu, 1 thìa mắm. Sơ chế mỡ và gan heo là bước quan trọng trong cách làm bánh mì pate ngon

Sơ chế mỡ heo

Mỡ heo sẽ giúp cho pate mềm, không bị khô và thơm hơn rất nhiều. Phần mỡ này bạn đem rửa sạch và thái một nửa thành từng lát mỏng, càng mỏng càng tốt để lót dưới đáy khi hấp. Một nửa xắt thành hạt lựu để đem xào chung với thịt nạc.

Sơ chế hành tỏi

Bạn lột bỏ vỏ tỏi và hành củ, hành tây, sau đó rửa sạch và băm nhỏ, cho vào 1 chiếc bát con chờ chế biến.

Bước 2: Chế biến pate

Bạn đặt 1 chiếc chảo chống dính lên bếp, sau đó đun nóng dầu ăn, chú ý bật nhỏ lửa.

Xào thịt xay: Lấy một nửa phần hành tây, tỏi, hành củ phi thơm, tiếp tục cho phần thịt nạc heo xay và thịt mỡ xắt hạt lựu vào xào cùng. Bạn có thể nêm gia vị tùy theo khẩu vị như muối, hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm,…. Đảo đều tay, liên tục để chúng ngấm gia vị.

Xào gan heo: Bạn lấy nửa phần hành tây, tỏi, hành củ còn lại đem xào chung với gan heo. Gan heo chỉ cần xào chín tới. Không cần xào chín quá vì còn mang đi hấp nữa.

Đem phần gan heo vừa xào vào máy xay để xay trước, sau đó thì đổ phần thịt vào xay chung. Lưu ý: Phần hỗn hợp pate này không nên xay nhuyển quá.

Bạn chuẩn bị một nồi hấp và hộp đựng pate. Bỏ lớp mỡ cắt lát mỏng vào đáy hộp. Đổ hỗn hợp pate này vào hộp đựng pate và đậy nắp hộp lại để chuẩn bị đem đi hấp. Lưu ý: Lớp mỡ này sẽ giúp pate không dính vào khuôn, pate mềm thơm dậy mùi hơn.

Hộp đựng pate đem hấp cách thủy và tiến hành hấp trong vòng 30 phút. Nếu không có sẵn nồi hấp cách thủy, bạn cũng có thể sử dụng nồi cơm điện, nồi hấp thông thường.

Sau 30 phút, bạn nhấc khay hấp pate ra, rồi chọc thử tăm vào miếng pate. Nếu chúng chảy nước thì bạn cần hấp thêm 10 – 15 phút nữa. Còn nếu pate không còn chảy nước nghĩa là chúng đã chín rồi đó.

Bước 3: Thành phẩm

Vậy là bạn vừa hoàn thành xong phần chế biến pate thơm ngon, béo ngậy. Quá đơn giản phải không nào!

Cách làm pate tại nhà thơm ngon, đơn giản
Cách làm pate tại nhà thơm ngon, đơn giản

2.2 Bánh mì que Hải Phòng

Bánh mì que cay là món ăn cực kỳ quen thuộc tại Hải Phòng, với phần vỏ giòn dai hòa quyện cùng nhân pate cay bùi béo khiến ai ai nếm thử cũng đều nhớ mãi.

Bánh mì cay Hải Phòng
Bánh mì cay Hải Phòng

Nguyên liệu

  • Bột bánh mì 500 gr(bột mì số 13)
  • Giấm 15 gr
  • Men nở 12 gr
  • Nước 180 ml
  • Muối 5 gr
  • Đường 1 ít
  • Pate 1 ít
  • Tương ớt 1 ít

Hướng dẫn cách làm

Kích nở men: Cho vào ly 50ml nước ấm 40 độ C, 12gr men nở, khuấy đều rồi để yên 15 phút.

Trộn bột bánh: Cho vào tô 500gr bột bánh mì, 5gr muối, hỗn hợp men, 130ml nước, 15gr giấm rồi trộn đều cho bột kết dính.

Nhào bột bánh: Nhào bột bằng máy ở tốc độ thấp trong 1 phút, 4 phút ở tốc độ trung bình, 10 phút tốc độ cao đến khi bột tạo thành khối dẻo, mịn, không dính tay.

Ủ bột bánh: Đậy kín bột và ủ trong vòng 60 phút ở nhiệt độ thường đến khi nở gấp đôi. Để kiểm tra bột ủ đạt chưa, bạn dùng tay ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn giữ nguyên vết lõm là ủ đạt.

Tạo hình bánh: Nhào sơ bột, lăn dài, chia thành 16 phần khoảng 55gr rồi vê tròn. Sau đó, bạn lăn dài từng phần bột với kích thước 20 – 25cm. Đậy kín phần bột vừa tạo hình và ủ từ 25 – 30 phút đến khi bột nở gấp đôi.

Nướng bánh: Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 260 độ C trong 20 phút. Để một khay nước sôi khoảng 500ml ở tầng thấp nhất của lò, xịt phun sương bánh rồi đem nướng ở tầng giữa 260 độ C trong 14 phút. Khi bánh nướng được 2 – 4 phút, thì bạn mở lò, nhanh tay xịt phun sương nước lên mặt bánh rồi nướng tiếp. Sau 11 phút nướng bánh, bạn bỏ khay nước ở phía dưới ra khỏi lò và nướng đến khi bánh chuyển màu vàng nhẹ là đạt. Khi nướng xong, bạn cho bánh mì vào một cái khăn lớn rồi ủ đến khi nguội.

Thành phẩm: Bánh mì sau khi hoàn thành có độ mềm dai, không khô cứng, ăn kèm cùng pate càng dậy mùi bùi thơm, béo ngậy, vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể ăn kèm bánh mì cùng tương ớt pha thêm chút đường để tăng thêm hương vị nhé!

2.3 Bánh mì que Đà Nẵng

Bánh mì que Đà Nẵng có hình dạng khá nhỏ nhắn vỏ bánh giòn, hòa quyện với nhân pate hoặc nhiều loại nguyên liệu khác như thịt xá xíu, trứng ốp, mang đến cho bạn cảm giác cực kỳ thỏa mãn khi thưởng thức.

Bánh mì que
Bánh mì que Đà Nẵng

Nguyên liệu

  • 490g bột mì
  • 3/4 muỗng muối
  • 1,5 muỗng men nở
  • 3/4 chén bột bắp
  • 1,5 chén nước ấm

Hướng dẫn cách làm

Làm bột bánh: Bạn cho men nở vào âu, thêm vào 3/4 bột mì và 1/2 nước ấm rồi dùng tay trộn đều hỗn hợp cho tới khi bột nhão và nổi bọt. Tiếp theo, cho muối và bột mì vào âu bột nhão, trộn đều lên. Sau đó, cho nước ấm vào hỗn hợp, trộn đều tay tới khi bột mịn dẻo. Nếu dùng tay kéo bột, bột có độ dai và không bị đứt đoạn là đạt chuẩn;

Nhào bột: Bạn lấy phần bột trên ra khỏi âu, rắc một chút bột khô lên mặt bàn để tạo lớp áo bột chống dính rồi dùng tay nhào bột khoảng 10 – 15 phút. Lúc này khối bột sẽ mềm và không dính tay;

Ủ bột: Bạn quét một lớp dầu ăn mỏng quanh âu, cho phần bột đã nhào xong vào, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín âu bột. Nên ủ bột khoảng 1 tiếng ở nơi thoáng mát để bột nở gấp 3 lần;

Tạo hình bánh mì que: Bạn lấy bột đã ủ ra, chia thành những viên nhỏ bằng nhau rồi cán bột mỏng thành hình que dài khoảng 25 cm. Sau đó, dùng dao rạch những đường chéo song song trên mặt bánh mì;

Nướng bánh: Bạn bật lò nướng bánh mì trước 15 phút ở mức nhiệt 200°C. Sau đó, bạn cho phần bánh mì đã tạo hình xong vào khay đựng, đặt vào lò nướng. Nên nướng bánh trong khoảng 10 phút với nhiệt độ trên rồi điều chỉnh nhiệt độ xuống 180°C, nướng 20 phút tiếp theo.

Thành phẩm: Bạn sẽ thu được là vỏ bánh mì que nóng giòn, vàng ươm đẹp mắt. Ăn kèm cùng pate và ít tương ớt càng dậy mùi bùi thơm, béo ngậy, vô cùng hấp dẫn. Cách làm nhân pate thơm ngon bạn có thế tham khảo công thức phía trên nhé!

3. Bí quyết để làm nước sốt bánh mì que siêu ngon

Một trong những bí quyết chính chiếm đến 60% độ thơm ngon hấp dẫn của ổ bánh mì que chính là phần nước sốt ăn kèm. Dưới đây là gợi ý những cách làm nước sốt bánh mì que thơm ngon cực kỳ.

3.1 Nước sốt bánh mì que chua cay

Nguyên liệu

  • 3 quả cà chua
  • 1 củ hành tím và ớt tươi
  • Đường tinh luyện
  • 30ml dầu ăn

Làm sốt bánh mì que chua cay

  • Sơ chế cà chua, rửa sạch và thái hạt lựu, riêng hành tím bóc vỏ đập dập và băm nhỏ ra 1 bát. Phần ớt tươi rửa sạch sau đó bỏ hạt băm nhỏ.
  • Sau đó các bạn thêm hành tím vào phi thơm, đảo thật đều tay đến khi chín nhừ thì nêm thêm 60ml nước lọc và các gia vị đi kèm.
  • Công thức pha chế gồm 2 thìa cà phê nước mắm: 1 cà phê đường trắng: 1 thìa cà phê tương ớt: 1/2 thìa cà phê hạt tiêu xay: 1 thìa muối: 1 thìa hạt nêm.
  • Sau đó đừng quên thêm ớt vào cùng nước sốt đảo thêm một chút đến khi cà chua chín nhừ hơi sệt các bạn có thể cho ra tô thưởng thức cùng bánh mì
Nước sốt chua cay cho bánh mì
Nước sốt chua cay cho bánh mì

3.2 Nước sốt bánh mì que ớt cay

Nguyên liệu

  • 1kg ớt tươi
  • 200gram tỏi
  • Các gia vị cần thiết: 500gram đường, muối, dầu ăn, nước mắm.

 Làm nước sốt bánh mì que ớt cay

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu, phần ớt tươi rửa sạch và để ráo sau đó bóc vỏ rửa sạch băm nhỏ.

Bước 2: Thêm tỏi băm phi thơm đến khi dậy mùi và đổ phần ớt xay và đảo đều trong nồi.

Bước 3: Sau đó nêm thêm nước mắm (100ml), 500gram đường vào nồi và đảo đều để gia vị ngấm đều nấu đến khi nước sôi. Khi phần ớt sôi các bạn đun nhỏ lửa và đun đến khi ớt đặc quánh có thể tắt bếp để nguội. Đừng quên trộn thêm ít dầu tỏi phi thơm cùng phần ớt này và để nguội hẳn sau đó cho vào lọ thủy tinh dùng dần.

Nước sốt ớt cay cho bánh mì
Nước sốt ớt cay cho bánh mì

 3.3 Nước sốt bánh mì que kem tươi mặn

Nguyên liệu cần có

  • 300ml sữa tươi
  • 30ml kem tươi
  • 60g vụn bánh
  • 10g bơ
  • 2 củ hành tím, bột macca
  • Các gia vị cần thiết: muối, hạt tiêu.

Các bước thực hiện làm sốt kem tươi mặn

Bước 1: Bóc vỏ và rửa sạch hành tím sau đó băm nhỏ

Bước 2: Đun 300 ml sữa tươi vào nồi đun sôi và thêm 1 củ hành tím, 60g vụn bánh cho vào nồi đến khi hỗn hợp đặc lại.

Bước 3: Khi phần hỗn hợp sôi và đặc lại và vặn nhỏ lửa đun trong 25 phút và vớt củ hành tím và cho ra ngoài, khi nấu hãy khuấy đều sữa không bị cháy và bén nồi.

Bước 4: Thêm một chút muối, tiêu cùng nước sốt, cuối cùng chỉ cần cho thêm 7g bơ và 30ml kem tươi vào khuấy đều hỗn hợp quyện lại và tắt bếp cho tô để ăn kèm với bánh mì que. Hoàn tất xong món sốt bơ kem mặn siêu ngon đậm vị.

Nước sốt kem tươi mặn cho bánh mì
Nước sốt bơ kem mặn siêu ngon cho bánh mì

4. Bí quyết để kinh doanh bánh mì que thành công

Kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực điều quan trọng nhất chính là hương vị.  Ngoài hương vị bánh mì que của bạn thực sự thu hút, thơm ngon để níu kéo khách quay lại lần 2. Thì khi bạn bắt đầu kinh doanh bán bánh mì que thì không thể thiếu xe bán bánh mì que. Đây là thiết bị quan trong nhất, quyết định 40% sự thành công. Xe bánh mì que vừa là bộ mặt cho hàng quán của bạn vừa là gian bếp với đầy đủ tiện nghi phục vụ công việc kinh doanh của bạn.

Xe bánh mì que hương vị Sài Gòn
Xe bánh mì que hương vị Sài Gòn
Xe bánh mì que Gomart
Xe bánh mì que Gomart
Xe bán bánh mì que Trang
Xe bán bánh mì que Trang
Xe bánh mì que
Xe bánh mì que
Xe bán bánh mì que Đà Nẵng
Xe bán bánh mì que Đà Nẵng
xe bánh mì que Hải Phòng
Xe bánh mì que Hải Phòng
Xe bán bánh mì que 1m
Xe bán bánh mì que 1m

Nếu bạn muốn có cho mình mẫu xe độc đáo, lạ mắt hay giá thành rẻ hơn. Có thể sử dụng dịch vụ thiết kế xe bánh mì của Inox Xuyên Á. Quý khách mua hàng có thể đặt trực tiếp tại website hoặc gọi tới Hotline: 0966.220.995 để được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp các cơ sở Inox Xuyên Á để xem sản phẩm:

Thông tin liên hệ:

INOX XUYÊN Á – XE BÁN HÀNG SỐ 1 VIỆT NAM

Hotline: 0966.220.995

E-mail: inoxxuyena@gmail.com

Địa chỉ:

122/17 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Tân bình, TP.HCM

122/23 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Tân bình, TP.HCM