Muốn kinh doanh thì trước tiên phải có vốn để thuê mặt bằng – yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến 50% thành công trong kinh doanh. Vậy mặt bằng kinh doanh là gì? Hôm nay, Inox Xuyên Á sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệp thuê mặt bằng kinh doanh bán bánh mì thu hút khách.
Mặt bằng kinh doanh là gì?
Địa điểm, mặt bằng kinh doanh buôn bán là yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, thành công của một quán ăn. Chính vậy, trong kinh doanh nếu bạn không có được bước chuẩn bị tốt trong việc thuê mặt bằng bán bánh mì, địa điểm kinh doanh thì chắc chắn khó có thể đạt được hiệu quả tốt thậm chí là mang đến những rủi ro về tài chính.
Mặt bằng kinh doanh chính là địa điểm được dùng để tổ chức việc kinh doanh, mua bán. Hầu hết các hoạt động giao dịch, mua bán của đơn vị đều được tổ chức tại đây. Vị trí, chất lượng của mặt bằng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả kinh doanh.
Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh bán bánh mì hút khách
Lựa chọn và tìm mặt bằng kinh doanh bánh mì phù hợp
Diện tích & hướng của mặt bằng
Điều đầu tiên thuê mặt bằng bán bánh mì cần đáp ứng được chính là có diện tích phù hợp. Ngoài ra, nó cũng phải nằm ở những vị trí đẹp, thuận lợi. Chỉ khi đó, việc tiếp cận khách hàng mới trở nên dễ dàng và hiệu quả. Đây chính là yếu tố tiên quyết để có được chất lượng kinh doanh tốt nhất. Khi chọn mặt bằng kinh doanh bạn cần tránh các mặt bằng chính Tây có nắng chiếu trực tiếp vào buổi chiều. Đừng xem thường nắng chiều, nó có thể khiến hàng hóa bị hư hỏng nhanh chóng và quán ăn thì lúc nào cũng nóng hừng hừng khiến khách hàng nản lòng ghé qua.
Hơn nữa là người Việt Nam cũng nên tin phong thủy một chút. Chọn mặt bằng nên tránh các hướng không tốt để sau này trong lúc khó khăn thì không bị “nói ra nói vào” rồi tự nản lòng, mất ý chí. Nên xác định rõ từ đầu là mặt bằng hướng nào thì phù hợp với tất cả các tiêu chí trên.
Thuận tiện, an ninh của mặt bằng
Mặt bằng kinh doanh dễ nhìn thấy từ xa và dễ gây chú ý cho người đi đường là rất quan trọng. Đừng chọn mặt bằng nằm ở một vị trí khuất hoặc trên một tuyến phố có quá nhiều hàng quán. Vì bạn rất khó làm cho cửa hàng của mình trở nên nổi bật. Ngược lại, đôi khi chọn một vị trí có ít người lưu thông hơn. Nhưng cửa hàng lại nổi bật, ít bị che chắn hoặc ít hàng quán bên cạnh thì vẫn tốt hơn nhiều. Đặc biệt, cần chú ý đến an ninh của tuyến đường để đảm bảo, an toàn khi kinh doanh.
Đo lường lượng khách hàng thực tế tiềm năng
Trước khi quyết định chọn địa điểm đó là nơi để kinh doanh bạn cần khảo sát xem số lượng khách hàng ghé qua, lượt tiếp cận với khách hàng. Cần phải đo lường lượng khách hàng thực tế tiềm năng kỹ trước khi quyết định thuê và setup cửa hàng kinh doanh của mình ở đó tránh được nguy cơ ế ẩm mà có cơ hội mang lại doanh thu tốt.
Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng
Bên cạnh vị trí của bạn đang hướng đến, bạn cần quan sát thêm các khu vực lân cận để xác định giá cả, lựa chọn mặt bằng kinh doanh ưng ý với mức giá thích hợp. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc thương lượng mức giá cho thuê, tránh rơi vào tình huống bị thổi phồng giá. Nắm chắc kinh nghiệm này bạn sẽ dễ dàng lập bảng so sánh các mức giá trong khu vực.
Thương lượng với chủ cho thuê mặt bằng kinh doanh để có giá tốt nhất
Thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh là vấn đề cần phải xem xét kỹ khi kinh doanh. Thời gian thuê mặt bằng cửa hàng quá ngắn, sẽ không phù hợp với các sản sẩm có chu kỳ dài hoặc có ý định kinh doanh đầu tư lâu dài như quán ăn hay quán cà phê thì phải thỏa thuận về thời gian thuê mặt bằng hoặc tìm một mặt bằng khác đáp ứng thời hạn dài hơn.
Các lưu ý cần có khi ký hợp đồng thuê mặt bằng
Hãy chắc chắn rằng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh của bạn đã có đầy đủ các thông tin sau:
- Tiền đặt cọc: Thông thường, chủ nhà sẽ yêu cầu bạn đặt cọc từ 3 đến 6 tháng tiền thuê mặt bằng. Hãy kiểm tra kỹ thông tin này để chắc chắn bạn sẽ được hoàn lại đủ số tiền cọc ấy sau khi hợp đồng hết hạn hoặc khi chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Giá thuê hàng tháng: Đây là khoản phí mà bạn phải đều đặn trả mỗi tháng, nếu không kiểm tra kỹ, bạn có thể rơi vào “bẫy” của những chủ nhà không đàng hoàng. Lúc họ tăng giá so với thoả thuận bằng miệng, bạn không thể nào phản kháng nếu số tiền thuê hàng tháng này không được ghi trong hợp đồng. Nhiều chủ cửa hàng khi rơi vào tình huống “éo le” này đành phải cắn răng chịu đựng hoặc chấp nhận mất tiền cọc, mất thời gian tìm mặt bằng mới. Vì thế, bạn cần nêu rõ giá thuê mặt bằng trong hợp đồng và ghi chú rằng nó có bao gồm tiền điện, nước chưa.
- Diện tích thuê: Hãy đến tận nơi, đo đạc kỹ diện tích mặt bằng và ghi thông số này vào hợp đồng để chắc chắn rằng diện tích thuê của bạn không bị chủ nhà thu hẹp lại sau vài tháng kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng cần trao đổi với họ về diện tích vỉa hè được phép sử dụng hợp pháp để tránh rơi vào tình trạng không có chỗ để xe cho khách.
- Ngày bắt đầu thuê: Đây là thông số để xác định thời gian trả tiền thuê hàng tháng của bạn.
- Thời gian thuê: Đây chính là thời hạn hợp đồng, nó phản ánh thời gian ràng buộc của hai bên với hợp đồng thuê mặt bằng. Nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì sẽ phải trả cho bên còn lại một khoản phí đền bù tuỳ theo thoả thuận của cả hai. Số tiền này cũng cần được liệt kê rõ trong hợp đồng. Thông thường, tiền đền bù của bạn sẽ chính là tiền cọc. Để hạn chế việc phải đền hợp đồng, bạn nên chọn thời gian thuê ngắn hạn nếu bạn đang kinh doanh mặt hàng thời vụ hoặc sản phẩm theo trào lưu.
- Khoản tăng chi phí hàng năm: Thông thường, mỗi năm, chủ nhà có quyền tăng giá thuê mặt bằng. Hãy thương lượng kỹ khoản phí này sao cho có lợi nhất với bạn. Tất nhiên, bạn cần chắc chắn rằng kết quả thoả thuận ấy phải được ghi rõ trong hợp đồng.
- Tình trạng mặt bằng khi bàn giao: Nếu không chú ý kỹ điều này, cả bạn và người cho thuê mặt bằng sẽ có nhiều khả năng chịu rủi ro, vì sẽ không có bất kỳ căn cứ nào về tình trạng mặt bằng lúc đầu để so sánh với lúc trả mặt bằng. Chẳng hạn như bạn có thể nói rằng trên sàn nhà có nhiều vết nứt sẵn từ trước khi ký hợp đồng thì chủ nhà không thể bắt bạn đền bù. Ngược lại, chủ nhà cũng có thể khẳng định trên tường lúc bàn giao không có vết nứt mà lúc bạn sử dụng mới phát sinh. Để tránh những tranh cãi không đáng có này, cả hai bên cần ghi rõ vào hợp đồng tình trạng mặt bằng khi bàn giao.
- Khi hai cá nhân ký hợp đồng với nhau, nó chưa có tính pháp lý, chưa ai thay mặt bạn kiểm tra tính hợp pháp của mặt bằng. Vì thế, bạn cần đến các cơ quan nhà nước tại địa phương để công chứng hợp đồng. Khi ấy, công chứng viên sẽ giúp bạn xác nhận xem người kia có phải là chủ thật sự của mặt bằng đó không, vỉa hè nơi ấy có được phép sử dụng không.
Trên đây là những chia sẻ thuê mặt bằng bán bánh mì. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn mua xe bánh mì kinh doanh hãy liên hệ Hotline 0966.220.995 để được tư vấn tận tình, tận tâm. Một số mẫu xe đẩy bán bánh mì tại xưởng chúng tôi:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
INOX XUYÊN Á – XE BÁN HÀNG SỐ 1 VIỆT NAM
Hotline: 0966.220.995
E-mail: inoxxuyena@gmail.com
Địa chỉ:
122/17 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Tân bình, TP. HCM
122/23 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Tân bình, TP. HCM